Tham quan các địa điểm tổ chức Olympic Paris 2024 qua ảnh
Hơn 20 tay súng Mỹ đã mất tích trong lúc tham gia chiến sự trên các tiền tuyến ở Ukraine, với số trường hợp tử vong tăng mạnh trong vòng 6 tháng qua, theo kết quả điều tra do Đài CNN thực hiện.Trong số này, xác của ít nhất 5 tay súng tình nguyện gia nhập quân đội Ukraine đã không thể thu hồi từ trận địa. Hai trường hợp khác vào cuối tuần trước đã được đưa về lãnh thổ Ukraine từ khu vực Nga hiện kiểm soát sau thời gian đàm phán dài hơi.Thân nhân của những người Mỹ mất tích trong lúc cầm súng ở Ukraine đau buồn vì không thể chôn cất con mình, cũng như không thể chính thức tuyên bố người thân tử trận.Giao tranh diễn ra ác liệt và kéo dài trên khắp tiền tuyến miền đông của Ukraine đồng nghĩa với việc không ít xác lính của cả hai phe vẫn nằm lại trên chiến trường.Theo những người sống sót và thân nhân của các tay súng Mỹ tử trận, hai tình nguyện viên người Mỹ đã thiệt mạng trong một vụ giao tranh bên ngoài thành phố Pokrovsk ở miền đông Ukraine vào tháng 9 năm ngoái. Xác của họ chưa được thu hồi.Việc hồi hương công dân Mỹ đã chết ở Ukraine là quá trình phức tạp, theo bà Lauren Guillaume, một người Mỹ sống ở Kyiv và đang làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận RT Weatherman. Bà Guillaume cùng với đồng nghiệp người Ukraine là Iryna Khoroshayeva thường xuyên đi khắp các nhà xác để tìm kiếm tung tích các tay súng Mỹ chết trận.Việc xác nhận danh tính được thực hiện thông qua các phương pháp nhận diện hình ảnh và kiểm tra ADN.Các quan chức Ukraine cho biết nhiệm vụ xác nhận danh tính người chết là phức tạp hơn cả đối với các thi thể được phía Nga trả lại.Ông Artur Dobroserdov, Cao ủy về người mất tích thuộc Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết sau mỗi lần trao trả xác quân nhân với phía Nga, đội ngũ của ông có thể nhận được một túi chứa đến 10 phần thi thể thuộc những người khác nhau.Ông Dobroserdov cũng xác nhận đã có hơn 20 người Mỹ mất tích trong chiến sự.Món thuần chay '5 phút' - giải pháp cho tín đồ ăn kiêng bận rộn
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Họa sĩ Cuba biến lá thuốc lá thành tác phẩm nghệ thuật
Một trong những vai trò chính của tuyến giáp là điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các vấn đề liên quan đến mất cân bằng hoóc môn tuyến giáp như cường giáp, suy giáp là khá phổ biến.
Trong buổi tập luyện cùng đội trước khi chia tay các học trò về quê ăn Tết Nguyên đán 2023, HLV Trần Mạnh Hùng của đội Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM trao đổi với các sinh viên, đến với bóng đá, ngoài đam mê các em cần có sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều.
Alibaba bán 18 tỉ USD hàng hóa chỉ trong 13 giờ
Ngày 11.3, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ ở trung tâm TP.Phan Rang - Tháp Chàm vừa được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt có tổng vốn đầu tư thực hiện hơn 51 tỉ đồng; trong đó vốn ngân sách hơn 26 tỉ đồng, nguồn vốn xã hội hóa là 25,4 tỉ đồng.